1. Cú pháp vòng lặp for trong Python
Nếu vòng lặp while thì sẽ không biết trước được tổng số lần lặp thì vòng lặp for lại khác, chúng ta có thể biết được tổng số lần lặp dựa vào cú pháp của nó như sau:
for bien in doi_tuong_lap:
# Thực hiện công việc trong vòng lặp
Trong đó:
bien
: là biến được tạo ra để lưu trữ giá trị của từng phần tử trong đối tượng lặp.doi_tuong_lap
: là đối tượng chúng ta muốn lặp qua.- # thực hiện công việc: là các dòng lệnh xử lý trong thân vòng lặp
Hãy xem lược đồ của vòng lặp for dưới đây.
Duyệt qua từng phần tử của doi_tuong_lap nếu còn phần tử sẽ thực hiện công việc trong loop-body (# Thực hiện công việc trong vòng lặp), không còn phần tử nữa sẽ kết thúc vòng lặp Stop
Hãy xem xét một ví dụ đơn giản về cách sử dụng vòng lặp for
để in các số từ 1 đến 5:
word = "Python" for char in word: print(char)
Kết quả sẽ là:
P y t h o n
Như bạn thấy, vòng lặp này sẽ lặp qua từng phần tử và in chúng ra màn hình.
Ví dụ: Lặp qua từng phần tử của mảng
fruits = ['banana', 'apple', 'mango']
for fruit in fruits:
print ('Fruit :', fruit)
Kết quả như sau:
Fruit : banana
Fruit : apple
Fruit : mango
Trong Python thì mảng hay còn gọi là List, vì vậy bạn đừng hiểu lần giữa hai khá niệm này nhé, tuy hai nhưng lại là một.
* Lưu ý: Phạm vi bên trong vòng lặp phải được tab vào nhé các bạn, nếu bạn để cùng cấp với vòng lặp thì Python sẽ hiểu lầm là code ở bên ngoài.
2. Kết hợp hàm range trong vòng lặp for Python
Mình sẽ không nói rõ hàm range trong bài này mà chỉ giải thích sơ lược và ứng dụng của nó trong vòng lặp thôi nhé.
Hàm range sẽ trả về một mảng trong đó tổng số phần tử sẽ phụ thuộc vào các tham số truyền vào. Cú pháp như sau:
range(start, end, step)
Trong đó:
- start: là giá trị bắt đầu
- end là giá trị kết thúc
- step là khoảng cách giữa các phần tử, hay còn gọi la bước nhảy
Trường hợp có một tham số
Nếu bạn chỉ truyền một tham số n
thì nó sẽ tạo một mảng từ 0 -> n - 1
.
for
i
in
range
(
5
):
(i, end
=
', '
)
Kết quả sẽ in ra màn hình có giá trị lần lượt từ 0 -> 5.
0, 1, 2, 3, 4,
Trường hợp có hai tham số
Nếu bạn truyền 2 tham số thì sẽ tạo một mảng với bước nhảy là 1, phần tử đầu của mảng là start
, phần tử cuối cùng của mảng là end - 1
.
for i in range(1, 6):
print(i)
Kết quả sẽ là:
1
2
3
4
5
Trường hợp có ba tham số
Trường hợp này sẽ tạo một mảng như trường hợp 2 nhưng vì bước nhảy là step nên tổng số phần tử sẽ nhỏ hơn.
for
i
in
range
(
1
,
10
,
2
):
(i, end
=
', '
)
Kết quả sẽ là:
1, 3, 5, 7, 9,
3. Ví dụ khác với vòng lặp for trong Python
Bây giờ ta sẽ thực hành với một vài ví dụ khác với vòng lặp for nhé.
Ví dụ: Kết hợp hàm len
để in ra các phần tử của mảng dựa vào chỉ số index.
fruits
=
[
'banana'
,
'apple'
,
'mango'
]
for
index
in
range
(
len
(fruits)):
'Current fruit :'
, fruits[index]
Kết quả:
Current fruit : banana
Current fruit : apple
Current fruit : mango
Giải thích: Ví ta sử dụng leng(fruits) nên range lúc này sẽ là range(3). Vậy vòng lặp for lúc này sẽ duyệt từ 0 đến 2, ìndex sẽ tương ứng với fruits[0], fruits[1], fruits[2]
Ví dụ: Kết hợp với else xử lý lần lặp bị từ chối đầu tiên, tức là kết thúc vòng lặp thì chạy lệnh trong else.
for
i
in
range
(
5
):
(i, end
=
', '
)
else
:
(
'Gia tri cua i la'
, (i))
Kết quả:
0, 1, 2, 3, 4, Gia tri cua i la 4
4. Vòng lặp for lồng nhau trong Python
Không khác gì lệnh if else trong Python (xem thêm cuối bài viết), bạn có thể sử dụng vòng lặp for để tạo ra những đoạn code lồng nhau, nghĩa là vòng lặp này sẽ nằm bên trong một vòng lặp khác.
Ví dụ: Viết chương trình in ra bảng cửu chương bằng vòng lặp for.
for
i
in
range
(
2
,
10
):
for
j
in
range
(
2
,
10
):
(i,
" x "
, j,
' = '
, i
*
j)
Kết quả:
2 x 2 = 4
2 x 3 = 6
2 x 4 = 8
2 x 5 = 10
2 x 6 = 12
2 x 7 = 14
2 x 8 = 16
2 x 9 = 18
3 x 2 = 6
3 x 3 = 9
3 x 4 = 12
3 x 5 = 15
3 x 6 = 18
3 x 7 = 21
3 x 8 = 24
...
5. Sử dụng lệnh if else trong vòng lặp for
Bạn có thể kết hợp sử dụng lệnh if else trong vòng lặp for để giải quyết bài toán, đây không phải là thao tác chỉ có ở mỗi Python mà hầu như ngôn ngữ nào cũng có.
Ví dụ: In ra các số chẵn và số lẻ từ 1 đến 100.
for
i
in
range
(
1
,
100
):
if
i
%
2
=
=
0
:
(i,
' là số chẵn'
)
else
:
(i,
' là số lẻ'
);
Kết quả:
1 là số lẻ
2 là số chẵn
3 là số lẻ
4 là số chẵn
5 là số lẻ
6 là số chẵn
7 là số lẻ
8 là số chẵn
9 là số lẻ
10 là số chẵn
...
Duyệt qua mỗi phần tử thì sẽ thực hiện kiểm tra i là số chẵn hay số lẻ để in ra màn hình thông qua câu lệnh if else
Như vậy là bạn đã học xong cú pháp và cách sử dụng cơ bản của vòng lặp for trong Python. Vì đây là kiến thức cơ bản nên mình không giải thích quá nhiều mà thay vào đó là những ví dụ trực quan giúp bạn dễ học hơn. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn ở bài tiếp theo đó là bài tìm hiểu number trong Python.
Xem thêm:
Tìm hiểu các kiểu dữ liệu trong Python