A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Cạnh huyền BC
Cạnh góc vuông AB, có hình chiếu lên cạnh huyền là BH
Cạnh góc vuông AC , có hình chiếu lên cạnh huyền là CH. Đường cao AH.
1. Hệ thức: Cạnh góc vuông – Cạnh huyền (Định lý Pytago)
BC2 = AB2 + AC2
Trong tam giác vuông, bình phương độ dài cạnh huyền bằng tổng bình phương độ dài hai cạnh góc vuông
2. Hệ thức : Cạnh góc vuông – cạnh huyền – hình chiếu của cạnh góc vuông
AB2 = BC.BH
AC2 = BC.CH
Trong tam giác vuông, bình phương độ dài mỗi cạnh góc vuông bằng tích độ dài cạnh huyền với hình chiếu của cạnh góc vuông đó lên cạnh huyền
3. Hệ thức : Đường cao – hình chiếu của cạnh góc vuông
AH2 = BH.CH
Trong tam giác vuông, bình phương độ dài đường cao ứng với cạnh huyền bằng tích độ dài hình chiếu của hai cạnh góc vuông lên cạnh huyền.
4. Hệ thức Đường cao – cạnh góc vuông
Trong tam giác vuông, nghịch đảo bình phương độ dài đường cao bằng tổng nghịch đảo bình phương độ dài hai cạnh góc vuông.
5. Hệ thức : Đường cao – cạnh góc vuông – cạnh huyền
AB.AC = BC.AH
Trong tam giác vuông, tích độ dài hai cạnh góc vuông bằng tích độ dài cạnh huyền với đường cao tương ứng.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Ví dụ 1:Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH . Biết AB : AC = 3: 4 và AB + AC = 21cm.
a) Tính các cạnh của tam giác ABC
b) Tính độ dài các đoạn AH,BH,CH
Giải:
Ví dụ 2:Tính diện tích một tam giác vuông có chu vi 72 cm, hiệu giữa đường trung tuyến và đường cao ứng với cạnh huyền bằng 7 cm.
Giải:
File bài tập (Cuối bài viết)
Link drive file bài tập: HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG | Bài toán nâng cao hình học 9